Địa chỉ: VPĐD: 1-3 Đường số 9, Cư xá đài ra đa Phú Lâm , Phường 13, Q6, TpHCM
Email: bongraytai88@yahoo.com
Việt Nam English

Thường trực Ban Bí thư: Tự hào khi hàng Việt vươn ra nước ngoài

Tin tức

Tin tức

Thường trực Ban Bí thư: Tự hào khi hàng Việt vươn ra nước ngoài

Ngày đăng : 14/02/2020 - 3:22 PM

“Ra nước ngoài vào siêu thị lớn, bên cạnh nhãn hàng có uy tín ta thấy có hàng Việt Nam thì tự hào vô cùng. Chưa nhiều, nhưng chúng ta tự hào khi hàng Việt Nam đã chen lấn vào thị trường lớn như vậy”, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhận xét.
>>Vải Lục Ngạn, nhãn Sơn La vượt xa vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên?

Sáng nay 2/8, tại Hà Nội, ông Trần Quốc Vượng -  Thường trực Ban Bí thư đã tham dự Hội nghị “Tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Thường trực Ban Bí thư: Tự hào khi hàng Việt vươn ra nước ngoài - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Có mặt tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đánh giá kết quả đạt được trong 10 năm qua đã khẳng định cuộc vận động là chủ trương đúng, góp phần làm chuyển biến nhận thức về sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam.

Từ đó, tạo nên diện mạo mới về hàng Việt trên thị trường, khẳng định sự vươn lên của doanh nghiệp Việt Nam.

Thường trực Ban Bí thư: Tự hào khi hàng Việt vươn ra nước ngoài - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng 

"Đặc biệt người tiêu dùng trong nước đã có niềm tin, thái độ tích cực, ủng hộ hàng hóa do người Việt Nam sản xuất. Bây giờ các đồng chí ra nước ngoài vào siêu thị lớn, bên cạnh nhãn hàng có uy tín ta thấy có hàng Việt Nam thì tự hào vô cùng. Chưa nhiều, nhưng chúng ta tự hào khi hàng Việt Nam đã chen lấn vào thị trường lớn như vậy", ông Vượng nói.

Theo Thường trực Ban Bí thư, để người tiêu dùng trong nước tin và yêu thích dùng hàng Việt thì các doanh nghiệp, người sản xuất phải không ngừng đổi mới, triệt để ứng dụng khoa học - công nghệ, khơi dậy bản lĩnh, ý chí, sức sáng tạo của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, chú trọng xây dựng thương hiệu hàng Việt; phấn đấu hàng hóa Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường, an toàn, chất lượng cao, giá thành hạ, tính cạnh tranh lớn, chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường trong nước và thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế.

"Các Bộ ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất tháo gỡ khó khăn, tập trung kết nối cung - cầu; đẩy mạnh liên kết giữa nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng", ông nhấn mạnh.

Trong các nhóm hàng hoá sản xuất trong nước được đa số người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng sử dụng trong 10 năm qua dẫn đầu là nông sản, rau củ với tỷ lệ 70%. Sau đó là các sản phẩm dệt may và thực phẩm lần lượt chiếm 66% và 58%.

Nhóm hàng hoá ghi nhận tỷ lệ được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng mua sắm thấp nhất là hoá mỹ phẩm (12%); dược phẩm, dụng cụ y tế (17%); và đặc biệt các sản phẩm điện tử, điện lạnh cũng nằm trong nhóm này với chỉ 27%.

Nếu so sánh kết quả điều tra với năm 2014 thì có thể thấy, các nhóm hàng hoá sản xuất trong nước được người Việt Nam ưa chuộng không có quá nhiều sự thay đổi. Người tiêu dùng vẫn tập trung vào 3 nhóm hàng dẫn đầu.

Tỷ lệ ưu tiên dùng hàng Việt có tăng, tuy nhiên tình trạng hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng lậu, mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn hiện hữu rất nhiều trên thị trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý tiêu dùng của người mua hàng. 

Đó là chưa kể tới, tình trạng giả xuất xứ nhãn mác “Made in Vietnam”, giả tem chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao” đang diễn biến rất phức tạp.

Nếu các hàng hoá đó không kiểm soát chắt chẽ thì sẽ gây hoang mang, lo lắng và làm mất đi niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng sản xuất trong nước, mà Đảng và Nhà nước đã xây dựng suốt 10 năm qua.

Hơn nữa, khi các hiệp định thương mại tự do đã ký kết chính thức có hiệu lực, hàng Việt sẽ còn phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá nhập khẩu cùng chủng loại. Đây đều là những mặt hàng có chất lượng, giá cạnh tranh và được hậu thuẫn về quảng bá rất chuyên nghiệp từ các công ty nước ngoài.

Còn tồn tại nhiều khó khăn, nhưng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải thì: “Suốt 10 năm thực hiện chủ trương người Việt dùng hàng Việt của Bộ Chính trị, cái được lớn nhất chính là sự chuyển biến về suy nghĩ, tư tưởng đối với hàng Việt. Ngày xưa, người Việt sính ngoại, nhưng bây giờ, trong tư tưởng của người tiêu dùng thì hàng Việt đã có vị trí ưu tiên".

“Tuy nhiên, trong giai đoạn 2 của cuộc vận động này, các doanh nghiệp phải tự nâng cao ý thức về cải tiến bao bì, mẫu mã, chất lượng để cuộc vận động không chỉ từ phía người tiêu dùng. Mà chính các doanh nghiệp phải có hàng hoá chinh phục được người Việt”, ông Hải cho biết thêm.

Hiện nay, hàng nông sản Việt vẫn được người dân tin tưởng lựa chọn. Nhưng hàng hoá nông sản từ các nước khác cũng đang tràn về Việt Nam rất nhiều. Ngay cả nông sản Mỹ cũng đang được bán với giá rất cạnh tranh, nếu không có sự thay đổi kịp thời thì hàng nông sản Việt sẽ không giữ được ưu thế này quá lâu. 

Và không chỉ nông sản, các ngành nghề khác ngay từ lúc này cũng cần có sự chuẩn bị thật tốt để cạnh tranh với hàng ngoại ngay trên chính sân nhà.

Thường trực Ban Bí thư: Tự hào khi hàng Việt vươn ra nước ngoài

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0931.333.035